Saturday, 23/11/2024 - 15:51|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Nhật Quang

Lúng túng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Tháng 2-2014, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã ban hành Thông tư 04 về quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. 

Mới đây, tại hội nghị Định hướng công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường học do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức, ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng (Sở GD-ĐT), cho biết việc giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông hiện nay được chia thành 2 dạng: Tổ chức theo hình thức chuyên đề hoặc lồng ghép, tích hợp vào các tiết học. Tuy nhiên, do Bộ GD-ĐT chưa quy định thời lượng cũng như mô hình đào tạo cụ thể, nên mỗi nơi sẽ dựa vào tình hình thực tế (như đặc điểm địa hình, nhu cầu phụ huynh, kinh nghiệm người quản lý…) để triển khai.

Một số nơi như các trường tại quận 4, Phú Nhuận đã mạnh dạn thí điểm việc thiết kế bài học kỹ năng sống thành một tiết học riêng biệt, có kế hoạch từng nhóm chủ đề cụ thể, cũng như mời báo cáo viên từ các đơn vị khác đến hỗ trợ giảng dạy.

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều đơn vị chỉ lồng ghép kiến thức về kỹ năng sống vào một số hoạt động trên lớp, sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ (như giáo viên bộ môn Giáo dục công dân, trợ lý thanh niên, nhân viên tâm lý…), nên nội dung giảng dạy chủ yếu dừng ở việc trang bị một số kỹ năng cơ bản, chưa có tính liên tục, chuyên sâu. 

Ở bậc mầm non, theo TS Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam Học viện Thanh thiếu niên, hiện nay rất nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đã cho con tham gia các khóa tập huấn tại các trung tâm đào tạo kỹ năng sống ngoài nhà trường. Tuy nhiên, quan điểm giữa gia đình và trung tâm đào tạo, giữa trung tâm đào tạo này với trung tâm đào tạo khác không phải lúc nào cũng thống nhất.

Theo nhận định của nhiều nhà quản lý giáo dục, dù hiện nay trường học đã quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, nhưng đại đa số mới dừng ở việc cung cấp kiến thức chứ chưa hình thành kỹ năng cho các em, nên khi gặp tình huống thực tế, trẻ vẫn lúng túng, không vận dụng được vào cuộc sống.

Riêng đối với các bậc như tiểu học, THCS và THPT, Th.S Nguyễn Thị Thu Hà, Học viện Quản lý giáo dục (Hà Nội), ghi nhận thực tế là các trường phổ thông hiện nay đang đặt mục tiêu dạy chữ cao hơn dạy làm người cho học sinh.

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 2
Tháng 11 : 48
Năm 2024 : 2.884